3 kiểu bất hiếu đang lan rộng thời hiện đại: Con vẫn gọi dạ bảo vâng nhưng bố mẹ lại đau thấu tâm can

Từ trước đến nay, khi nhắc đến con cái bất hiếu, thường ai cũng liên tưởng ngay đến những người con có lời lẽ và hành động không chuẩn mực với bố mẹ. Có những người có thể nói năng vô lễ, không chăm sóc bố mẹ hay có những hành động bất kính khi bố mẹ già yếu, không còn đủ sức lực để chống trả nữa.

Tuy nhiên, trong thực tế thời nay. Có những đứa con dù không nói năng vô lễ, cũng vẫn chăm sóc bố mẹ trong một giới hạn nào đó, nhưng đừng tưởng thế là đã có hiếu. Nói chính xác ra là biểu hiện về sự bất hiếu trong xã hội hiện đại nó muôn hình vạn trạng mà đôi khi chính những người trong cuộc cũng không nhận ra.

Bất hiếu thời hiện đại thường được biểu hiện âm thầm, chủ yếu là diễn biến tâm lý khiến những người làm cha mẹ vô cùng tổn thương mà không biết bày tỏ nỗi lòng cùng ai. Trong trường hợp này, thường là khi người ngoài nhìn vào sẽ thấy đó vẫn là những người con ngoan ngoãn, nghe lời nhưng thực tế thì những tổn thương tinh thần chỉ có cha mẹ là người mới hiểu sâu sắc nhất!

Vậy có các kiểu bất hiếu như thế nào trong xã hội hiện đại. Điển hình nhất là 3 kiểu dưới đây. Mong rằng sau khi bài viết này được lan tỏa, những người làm con sẽ thức tỉnh và quan tâm hơn đến những bậc sinh thành ra mình, nuôi dưỡng mình bằng tất cả những gì họ có!

hình ảnh

Con cái hiếu thuận là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ, ảnh: DSD

Thứ nhất: Con cái đùn đẩy việc chăm sóc bố mẹ già yếu, tránh né không muốn chu cấp tiền cho bố mẹ sinh hoạt hay chữa bệnh (dù biết rõ bố mẹ không có đủ khả năng tài chính)

Đây là một kiểu bất hiếu cực kì phổ biến trong xã hội hiện đại. Thời xưa, bố mẹ thường ở với con trai trưởng nhưng đến thời nay mọi thứ đã thay đổi đi rất nhiều. Các con thời nay cũng đều ý thức được trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già là thuộc về tất cả những anh em chứ không riêng mình ai.

Chính vì vậy, với những gia đình phúc đức mà con cái đoàn kết, biết bảo ban nhau thì bố mẹ được thanh thản. Ngược trở lại, không có gì đau lòng bằng việc bố mẹ phải chứng kiến cái cảnh chính những đứa con mình yêu thương ‘đùn đẩy’ lẫn nhau việc chăm sóc bố mẹ.

Thông thường trong trường hợp này, mỗi người con đều có lí do chính đáng để đùn đẩy trách nhiệm chăm lo bố mẹ cho anh chị em khác trong nhà. Lúc này những người làm cha mẹ không chỉ xót xa vì con cái họ thật sự quá vô tâm và ích kỷ, chỉ biết lo cho chính mình mà sâu thẳm trong đó cũng là xót xa cho chính mình vì sao lại trở thành gánh nặng cho các con.

Rất nhiều người già hiện đại đang gặp phải tình trạng này mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu chứ nhìn ngoài ai cũng tưởng gia đình êm ấm lắm!

hình ảnh

Bố mẹ luôn mong cách con được hạnh phúc và không muốn mình thành gánh nặng, ảnh: dSD

Thứ hai: Con không có thời gian quan tâm đến bố mẹ, không về nhà trong thời gian dài, liên tục viện cớ bận bịu công việc

Xã hội hiện đại ai ai cũng bận bịu với công việc của mình. Đặc biệt các con bây giờ thường sống xa bố mẹ nên việc về quê thăm hỏi, gọi điện hỏi han là điều quan trọng để giữ sự quan tâm cũng như kết nối những người thân trong gia đình.

Chẳng có bố mẹ nào đòi hỏi con phải dành thời gian về thăm mình mà bỏ bê công việc. Nhưng nhiều người con không chỉ bận bịu một hai tháng, một hai năm mà có khi đến vài năm cũng không về thăm bố mẹ, không ngó ngàng xem bố mẹ có khỏe không, cuộc sống tuổi già như thế nào.

Trong trường hợp này dù con vẫn giữ thái độ hiếu kính nhưng thực chất là vô trách nhiệm và không bao giờ nghĩ đến bố mẹ.

Đặc biệt, những người làm cha mẹ trong trường hợp này cũng đau lòng nhưng thường cố biện minh với chính mình răng con mình vẫn là đứa con hiếu thuận chỉ là do cuộc sống vất vả mưu sinh, bận bịu công việc quá mà thôi.

Advertisement
Advertisement
Advertisement
hình ảnh

Ông bà không có nghĩa vụ phải trông cháu, ảnh: DSD

Thứ ba: Con ‘trả hiếu’ bằng điệu kiện: Nếu ông bà không trông nom cháu thì cũng sẵn sàng bạc đãi, ngó lơ bố mẹ

Trong suy nghĩ của nhiều người làm con, việc chăm cháu là việc của ông bà. Nếu ông bà không giúp con trông nom các cháu thì được coi là không giúp đỡ, không yêu thương các cháu và từ đó có thái độ vô ơn với chính cha mẹ mình (hoặc cha mẹ chồng/vợ.

Thực tế phải nói thẳng rằng, ông bà không có nghĩa vụ phải trông cháu. Chính vì vậy, đối với những gia đình có ông bà giúp được thì nên biết trân trọng, còn đối với những gia đình mà ông bà không sắp xếp được vì lí do nào đó thì hãy hiểu rằng, đó là việc của mình. Đẻ được thì nuôi được.

Nhiều người già, nhất là những người bà nội, bà ngoại đã trải qua cảm giác khổ sở, bị con cái ngó lơ chỉ vì không giúp con trông nom cháu. Trong trường hợp này, những đứa con đang vô tình ‘bất hiếu’ với cha mẹ mà lại cứ nghĩ mình đúng.

Hãy nhớ rằng việc con cái trả hiếu bố mẹ là lẽ tự nhiên ngàn đời, không cần có thêm bất cứ một điều kiện nào cả!

Advertisement

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G-6DZ4XLCPXX