Gia đình là nơi an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Cho dù là vì lý do gì đi nữa thì con cái cũng không phải là nơi để bố mẹ trút mọi bực bội, giận dữ lên chúng.
Một sự việc xảy ra đúng vào ngày Cá tháng 4 khiến cộng động mạng kinh hoàng. Nhưng đáng buồn thay, nó lại là sự thật.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 1/4, vụ việc thương tâm và đáng xấu hổ xảy ra ở quận Banan, Trùng Khánh, Trung Quốc. Bé trai 3 tuổi bị chính mẹ mình thả từ cửa sổ tầng 22 xuống.
Cảnh tượng thật kinh hoàng và đau lòng. Theo CCTV News, sáng sớm ngày 1/4, một số cư dân mạng đã đăng tải đoạn video từ nhiều góc độ khác nhau. Dù mọi người đã la hét cảnh báo và người bên dưới đã đặt nệm nhưng một người phụ nữ 37 tuổi tên He, sinh sống ở tầng 22 khu cộng đồng Đại lộ Yunan, quận Banan, Trùng Khánh vẫn không nghe. Được biết người phụ nữ sau khi cãi nhau với mẹ chồng đã ẵm đứa con trai nhỏ 3 tuổi ra cửa sổ.
Tòa chung cư nơi xảy ra sự việc
Nhiều người dân tại hiện trường đã quay lại bằng điện thoại di động. Đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy một người phụ nữ và hai đứa trẻ đứng trên ban công, một đứa trẻ ở ngoài ban công và được người phụ nữ bế, đứa trẻ còn lại đứng cạnh người phụ nữ, nhiều người hàng xóm trên lầu và dưới nhà đang nhìn. Một video khác cho thấy cửa sổ một tòa nhà cao tầng bị vỡ và một người phụ nữ ném đứa trẻ từ cửa sổ.
Đứa trẻ từ tầng 22 tiếp đất, cú va chạm mạnh khiến cháu bé không thể cứu chữa. Những người hàng xóm chứng kiến cho biết, trong nhà còn một đứa trẻ khác 5 tuổi cũng bị mẹ lôi ra ban công. Nhưng khi chị ta nhìn xuống và thấy có nệm cứu hộ phía dưới thì đã chuyển sang cửa sổ hướng khác. May mắn thay, người phụ nữ đã bị cảnh sát khống chế và đưa đi, nguyên nhân cụ thể của vụ việc đang được điều tra thêm.
Dù nhiều người đã cố gắng nhưng vẫn không thể ngăn cản người mẹ
Theo báo cáo từ người thân và hàng xóm, hành vi gần đây của người phụ nữ này không bình thường và có thể cô bị trầm cảm nặng sau sinh.
Một số cư dân mạng am hiểu sự việc cho rằng, người phụ nữ hành động bốc đồng vì bị nghi ngờ có mâu thuẫn với mẹ chồng.
Một số cư dân mạng tiết lộ, do người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình nên đã muốn cả 3 mẹ con cùng ra đi. Tuy nhiên bị mẹ chồng ngăn cản. Sau đó, người phụ nữ dùng vật dụng sắt nhọn làm bếp cố thủ rồi ném con trai út xuống trước. Người mẹ quay sang định ném con trai lớn rồi nhảy thì bị chặn lại từ phía sau.
Có người bảo có lẽ mẹ chồng cũng thiên vị con trai mình, vì thế con dâu mới uất ức làm ra chuyện không suy nghĩ này.
Có cư dân mạng cho rằng đứa trẻ này thật đáng thương, là mẹ thì cũng không bao giờ nên tổn hại chính con mình.
Một số cư dân mạng còn bình luận rằng dù có gặp phải bất bình hay tức giận đến đâu cũng không thể lấy đó làm lý do để làm tổn thương trẻ em, người lớn sao có thể làm tổn thương trẻ em?
Cảnh sát phải phá cửa để cứu đứa trẻ còn lại
Dù thế nào đi nữa, người mẹ này thực sự rất tàn nhẫn với con mình và quá bốc đồng. Đây là hành vi bộc lộ những cảm xúc nhất thời của mình, chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
Ngoài ra, với tư cách là cha của 2 đứa trẻ, nếu thực sự là do người chồng ngoại tình thì anh ta cũng có lỗi. Là cha mẹ của con cái, chúng ta nên tôn trọng nhau, hiểu nhau, bao dung và chung thủy với mối quan hệ và gia đình của mình, thay vì dây dưa với các mối quan hệ khác bên ngoài và phớt lờ gia đình. Nếu một gia đình hòa thuận thì dù nghèo khó đến đâu cũng sẽ dần khá lên..
Theo những người chứng kiến, thời điểm xảy ra vụ việc, người mẹ bùi ngùi và vô cùng xúc động. Cô đang ôm đứa trẻ trên không bằng cả hai tay, và đứa trẻ đang khóc trong kinh hoàng, hai chân vùng vẫy vô ích, cố gắng quay về trong vòng tay của mẹ. Tuy nhiên, người mẹ dứt khoát buông tay, đứa trẻ rơi từ nhà cao tầng xuống như con diều đứt dây, nặng nề rơi xuống đất, sự sống và cái chếc trong phút chốc trở thành vĩnh hằng.
Nguyên nhân cụ thể vẫn đang được điều tra thêm. Tin tức này thật chấn động, tại sao một người mẹ lại có thể làm điều này với máu thịt của chính mình? Cô ấy có bị trầm cảm không? Tại sao không được điều trị và chăm sóc kịp thời?
Điều đáng lo ngại hơn là vào thời điểm xảy ra vụ việc, trong nhà còn có một đứa trẻ khác. Đứa trẻ 5 tuổi bất lực nhìn mẹ ném em trai mình ra ngoài cửa sổ, cảnh tượng này sẽ để lại bóng tối gì trong tâm trí non nớt của nó? Liệu đứa trẻ có oán hận mẹ mình không? Liệu nó có cảm thấy tội lỗi vì không thể cứu được em trai mình không? Tương lai nào chờ đợi nó phía trước?
Được biết, người phụ nữ năm nay 37 tuổi, người nhà và hàng xóm đều cho biết trạng thái tinh thần gần đây của cô quả thực không bình thường. Trong video, cô liên tục hét lên “Tôi ốm, tôi ốm”. Điều này khiến chúng ta băn khoăn, khi người thân trong gia đình mắc chứng rối loạn, liệu chúng ta có nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của họ? Chúng ta có nên quan tâm và hỗ trợ họ nhiều hơn không? Chúng ta có nên thiết lập những cơ chế tốt hơn để ngăn chặn những thảm kịch tương tự xảy ra không?
Cuộc sống rất quý giá và cuộc sống của mỗi đứa trẻ cần được tôn trọng và chăm sóc. Thảm kịch này không chỉ khiến chúng ta đau buồn mà còn khiến chúng ta phải suy ngẫm xem liệu sự quan tâm của gia đình với các bà mẹ có con nhỏ, suy sụp vì trầm cảm đã đủ hay chưa.
Theo đoạn video được đăng tải trên mạng, thời điểm xảy ra vụ việc, người phụ nữ một tay bế đứa trẻ treo lơ lửng ở bên ngoài ban công , bên cạnh là một đứa trẻ vô tội khác. Trong video, khuôn mặt vô cảm và động tác dứt khoát của người phụ nữ khiến người ta phải rùng mình. Sự việc này không chỉ là bi kịch gia đình mà còn là sự thách thức nghiêm trọng đạo đức xã hội. Chúng ta không khỏi thắc mắc, mâu thuẫn gia đình nào đã khiến người mẹ này đi theo con đường cực đoan như vậy? Áp lực tâm lý nào đã khiến cô làm điều này với một đứa trẻ vô tội? Phải chăng đằng sau chuyện này còn có những vấn đề sâu sắc hơn?
Gia đình là tế bào của xã hội và là cái nôi cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, những vấn đề như mâu thuẫn gia đình, mối quan hệ cha mẹ con cái căng thẳng là điều thường xuyên xảy ra. Nếu những vấn đề này không được giải quyết kịp thời và hiệu quả thì thường sẽ gây ra hàng loạt bi kịch. Vì vậy, chúng ta nên hết sức coi trọng vấn đề hòa thuận gia đình và bảo vệ trẻ em, đồng thời ngăn chặn và hạn chế xảy ra những sự cố tương tự ngay từ đầu.