Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 16h mực nước sông Hồng không lên mà đứng ở mức 11,22 m, dưới báo động ba 0,28 m. Hệ thống quan trắc tự động của TP Hà Nội cho thấy lúc 16h40 mực nước sông Hồng tại Long Biên là 11,18 m, xuống 0,05 cm so với lúc 16h.

179 người chết, 145 người mất tích vì mưa lũ

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 17 giờ 30 phút ngày 11-9, đã có 324 người chết, mất tích (179 người chết, 145 người mất tích); tăng 32 người chết, mất tích (Lào Cai 28, Yên Bái 4) so với thống kê lúc 11 giờ cùng ngày.

Bão số 3 và hoàn lưu bão cũng gây ngập 54.051 nhà tại nhiều địa phương.

Đến tối ngày 11/9, cầu Vĩnh Tuy vẫn tắc cứng 2 chiều

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 1.
Advertisement

Nhiều khu vực bị ngập khiến người dân di chuyển vô cùng khó khăn. Ảnh: Xuân Hoàng

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 2.

Nhiều khu vực bị ngập khiến người dân di chuyển vô cùng khó khăn. Ảnh: Xuân Hoàng

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 3.

Nhiều người tắt xe chờ 2 tiếng để tránh tắc đường. Ảnh: Xuân Hoàng

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 4.

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã đạt đỉnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 16h mực nước sông Hồng không lên mà đứng ở mức 11,22 m, dưới báo động ba 0,28 m. Hệ thống quan trắc tự động của TP Hà Nội cho thấy lúc 16h40 mực nước sông Hồng tại Long Biên là 11,18 m, xuống 0,05 cm so với lúc 16h. Như vậy lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã đạt đỉnh.

Hà Nội: Cấm phương tiện thủy lưu thông trên nhiều sông, suối

Sở GTVT Hà Nội vừa quyết định cấm tàu thuyền hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương (sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến, Hồ Suối Hai) thuộc Sở quản lý (trừ các phương tiện phục vụ công tác phòng chống lụt bão) bắt đầu từ nay cho đến khi có thông báo thay thế.

Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương và khu vực lân cận để kịp thời phát hiện vấn đề, đề xuất phương án tổ chức giao thông mới sao cho phù hợp nhưng vẫn phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho người dân.

Lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT Hà Nội cần bố trí lực lượng và các phương tiện cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn giao thông, ứng trực 24/24h tại các tuyến đường thủy nội địa.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc nghiêm trọng trong nhiều giờ

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 5.

“Thường ngày mưa lớn thì cầu Vĩnh Tuy lưu thông rất dễ dàng, hôm nay có thể do hạn chế xe qua cầu Chương Dương và ngập lụt ở nút giao Cổ Linh nên mới ùn tắc như vậy”, một chủ phương tiện cho biết.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 6.

Đến 16h ngày 11/9 tình trạng ùn tắc trên cầu Vĩnh Tuy vẫn chưa được cải thiện. Để qua được cầu từ nội thành sang Cổ Linh nhiều tài xế phải đi hết hơn 2 giờ.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 7.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 8.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 9.

Vòng xoay nhánh lên cầu Vĩnh Tuy phía nội thành lúc 15 giờ ngày 11/9.

Những hình ảnh mới nhất ở khu vực cầu Long Biên chiều 11/9

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 10.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 11.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 12.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 13.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 14.

Ảnh: Lữ Phụng Tiên

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 15.

Một số hộ dân tại Phúc Tân được khuyến cáo di dời vì nước dâng cao gây ngập úng cục bộ 1 số khu vực trũng thấp

Ngập lụt tại miền Bắc kéo dài đến khi nào?

Ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ quản lý dự báo khí tượng thủy văn, cho biết, trưa 11/9, thông tin về tình hình mưa lũ, ngập lụt trong thời gian tới tại các tịnh miền Bắc, ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, dự báo đến đêm 11/9, lũ trên các sông Hồng, sông Thái Bình,… có thể đạt đỉnh và sau đó biến đổi chậm.

Những ngày tiếp theo nước lũ tại các sông Hồng, sông Thái Bình sẽ giảm dần.

Tại Hà Nội, các quận như Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên… đã xảy ra ngập úng ở khu vực ven đê, khả năng trong 6 giờ tới mực nước sông Hồng tiếp tục tăng nên nguy cơ ngập úng vẫn còn hiện hữu.

Các vùng ven sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy đã xảy ra tình trạng ngập úng.

Theo dự báo trong 6 giờ tới, mực nước ở hệ thống sông chính tiếp tục tăng lên và đạt mức 11,3m dưới báo động 3 khoảng 20cm, sau đó có thể chững lại.

Ông Long khẳng định, nước lũ hiện tại (lúc 11h30 là 11,02m, thấp hơn báo động 3 là 0,48m) trên sông Hồng chỉ khiến khu vực ngoài đê bị ngập, không ảnh hưởng đến nội thành.

Trong trường hợp lũ trên sông Hồng lên mức báo động 3, nội thành Hà Nội vẫn an toàn, không bị ngập.

Đến trưa 11/9, mực nước tại thượng nguồn sông Hồng, sông Thao đã đạt đỉnh và đang xuống. Song mực nước trên sông Thao xuống rất chậm.

“Hồ Hòa Bình, hồ Tuyên Quang tiếp tục đóng thêm cửa xả là những thông tin tích cực để giảm nước lũ ở hạ lưu”, ông Long nói và đánh giá, khả năng tiêu thoát lũ đang diễn ra chậm nên thời gian ngập lụt còn kéo dài khoảng 2-3 ngày tới.

Hà Đông: Hạn chế phương tiện trên đường 70 do ngập nước

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi qua một số đoạn đường bị ngập, giảm ùn tắc, sáng 11/9, Sở GTVT Hà Nội đã có thông báo hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70 (Hà Đông đi Thanh Trì).

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao làm xảy ra tình trạng ngập úng trên tuyến đường 70, đoạn qua phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu, quận Hà Đông.

Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông, Sở Giao thông vận tải thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu, quận Hà Đông.

Theo đó, từ hôm nay (11/9), hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Diễn biến lũ lên trên sông Hồng cập nhật mới nhất

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 16.

Mực nước thực đo trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,14m, dưới mức lũ báo động 3 là 36cm.

Chuyên gia khí tượng: Lũ lớn trên sông Hồng tại Hà Nội không thể gây ngập vào nội đô

Từ đêm 10/9 đến nay, lũ trên sông Hồng đang có xu hướng tăng, đến 10 giờ ngày 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên mức 11,02m thấp hơn mức báo động 3 khoảng 0,48m. So với dữ liệu quá khứ, mức lũ trên sông Hồng tại Hà Nội lên mức trên 11 m đã xảy ra năm 2004, cách đây 20 năm, thời điểm đó, mức nước lớn nhất trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,04 m.

Với tình hình nước lũ tăng thì trong những giờ tới, mực nước tại thượng nguồn còn biến đổi chậm nên mực nước sông Hồng tại Hà Nội trong những giờ tới có xu thế tăng nhưng tăng chậm.

“Đây là đợt lũ hiếm gặp, theo dữ liệu thống kê đến thời điểm hiện tại ở hầu hết các sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lô… đều ở mức trên báo động 3, đặc biệt sông Thao tại Yên Bái còn vượt mức giá trị lịch sử”, ông Mai Văn Khiêm nhận định.

Cung cấp thêm thông tin về tình hình lũ trên sông Hồng tại Hà Nội, ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý Dự báo Khí tượng thuỷ văn, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cho biết: “Hiện nay, chúng tôi có đưa ra bản tin cảnh báo ngập úng trong khu vực Hà Nội khi có mưa lớn. Mỗi đợt mưa lớn thì ở khu vực nội thành, các đường phố này thường xảy ra ngập nhưng cũng có nhiều thông tin mạng xã hội đưa thông tin là lũ trên sông Hồng gây ngập nội thành là không chuẩn xác”.

Ông Vũ Đức Long phân tích thêm, đối với lũ trên sông Hồng đang lên trên báo động 2 là 0,6m thì mực nước lũ và ngập lụt chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê. Ví dụ như tại khu vực Hoàn Kiếm các khu vực như Phúc Tân, Phúc Xá, Bạch Đằng chứ không thể nào ngập được vào trong nội đô.

“Chúng tôi muốn thông tin rõ hơn đến người dân, chứ không phải lũ trên sông Hồng có thể ngập hết vào nội đô”, ông Vũ Đức Long nhấn mạnh.

Cầu Vĩnh Tuy hướng về Long Biên ùn tắc nghiêm trọng hàng cây số

Khu vực Hà Nội có mưa lớn kéo dài khiến một số tuyến phố trung tâm ngập sâu. Bên cạnh đó, khu vực cầu Vĩnh Tuy cũng xảy ra ùn tắc một làn đường hướng về Long Biên. Hàng trăm phương tiện di chuyển khó khăn, bị ùn tắc kéo dài. Một số tài xế cho biết, đã dừng trên cầu được hơn 1 tiếng và chưa thể nhúc nhích.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 17.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 18.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 19.

Ảnh: MXH

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 20.

Khu vực Long Biên, Gia Lâm đang ngập khá sâu ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân

Vùng Chương Mỹ lại chìm trong biển nước mênh mông

Sáng 11/9, nhiều nơi trên địa bàn huyện Chương Mỹ ngập sâu do nước sông Bùi chảy xuống. Nhiều khu vực thuộc xã Nam Phương Tiến, xã Hoàng Văn Thụ, mực nước mỗi lúc một dâng cao.

Người dân phải sử dụng thuyền hoặc xe máy kéo để di chuyển ra vào bên trong khu vực.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 21.

Khoảng 7h00 sáng cùng ngày, nhiều đoạn đường ở thôn Nam Hài (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) ngập sâu, có đoạn đường ngập sâu đến khoảng 1m khiến việc di chuyển rất khó khăn. Ảnh: Vân Đức

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 22.

Người dân phải sử dụng thuyền hoặc xe máy kéo để di chuyển ra vào bên trong khu vực.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 23.

Một số hộ dân tranh thủ đem vật nuôi, gia súc đi gửi nhà người thân tại khu vực không bị ngập

Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội chạm mốc lịch sử cách đây 20 năm

Tình hình mưa lũ ở miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Trong những giờ qua, lũ trên nhiều sông ở khu vực Bắc Bộ đã lên trên báo động 3.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn – cho biết, lượng mưa lớn trong nhiều ngày vừa qua đã khiến nước trên các hồ tương đối nhiều (trong đó có hồ Thác Bà). Từ đêm qua, mực nước lưu lượng về hồ Thác Bà đã giảm so với mức của 2 ngày trước đó.

Theo ông Khiêm, diễn biến lũ trên khu vực sông Hồng – Thái Bình trong đêm qua đến nay đang xu thế tăng. Đến 10 giờ sáng nay, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã lên mức 11,02m, thấp hơn báo động 3 khoảng 0,48m.

“So sánh lại dữ liệu quá khứ, mức lũ trên sông Hồng tại Hà Nội lên trên 11m đã xảy ra năm 2004. Cách đây 20 năm, thời điểm đó mực nước lớn nhất trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,04m” – ông Khiêm cung cấp số liệu.

Theo Giám đốc cơ quan khí tượng, dự báo trong những giờ tới, mực nước trên thượng nguồn vẫn còn biến đổi chậm nên vẫn có xu thế tăng nhưng tăng chậm. Với mực nước này, nguy cơ sẽ liên quan đến hạ lưu.

“Chúng tôi đánh giá mực nước hạ lưu sông, đặc biệt là vùng trũng thấp, ven sông có thể lên báo động 3, thậm chí trên báo động 3” – ông Khiêm nhận định.

Hà Nội có thể mưa giông trong 3 giờ tới

Đánh giá thêm về đợt lũ lần này, theo ông Khiêm, đây là đợt lũ hiếm gặp. Từ những dữ liệu thống kê ở hầu hết các sông Hồng, sông Thao, sông Lô, các điểm đo đều lên trên mức báo động 3. Các điểm đo sông Thao ở Lào Cai, Yên Bái đã vượt giá trị lịch sử.Theo bản tin của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia lúc 11h35, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu vẫn đang tồn tại và phát triển gây mưa cho khu vực Hà Nội. Ngoài ra vùng mây đối lưu mạnh trên khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng tiếp tục di chuyển về phía Hà Nội.

Cảnh báo khả năng xuất hiện: Từ nay đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này tiếp tục gây mưa rào và dông cho các quận nội thành Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1

292 người chết và mất tích do bão lũ

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNN), tính đến 11h00 ngày 11/9, đã ghi nhận 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích),do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 8h ngày 10/9 đến 8h ngày 11/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cát Bà 210 mm (Hải Phòng); Cao Sơn 110 mm (Hòa Bình); Cẩm Phả 110 mm (Quảng Ninh); Dân Hạ 109 mm (Hòa Bình); Trung Hội 96 mm (Thái Nguyên); Năm Làng 94mm (Cao Bằng); Yên Lương 81 mm (Phú Thọ); Đan Hội 78 mm (Bắc Giang); Xuân Lộc 97 mm (Thanh Hóa);…

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Cảnh báo tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.

Hà Nội: Phát Lệnh báo động lũ trên sông Hồng đoạn qua Ba Vì và Sơn Tây

Trưa 11/9, Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố phát Lệnh báo động lũ trên sông Hồng đoạn qua địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP Hà Nội cho biết, mực nước sông Hồng tại Hà Nội (trạm thủy văn Trung Hà) lúc 10h20 ngày 11/9 là 15,06m (báo động 1 là 15m). Do đó, Ban chỉ huy Lệnh báo động I trên sông Hồng lúc 10h20 ngày 11/9 tại địa phận huyện Ba Vì.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Ba Vì và các đơn vị trên địa phận huyện nghiêm chỉnh triển khai quy định khi có lệnh báo động I.

Ngoài ra, mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Sơn Tây lúc 10h35 ngày 11/9 là 13,4m (mực nước báo động 2 là 13,4m).

Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP Hà Nội phát Lệnh báo động II trên sông Hồng lúc 1h35 ngày 11/9 tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN thị xã Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trên nghiêm chỉnh chấp hành quy định khi có lệnh báo động.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 24.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (11/9), lũ trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Hoàng Long vẫn đang có xu thế lên, nhiều sông đã vượt qua mức báo động 3.

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái và sông Lục Nam ở Bắc Giang đang có dấu hiệu xuống nhưng vẫn ở mức rất cao, riêng sông Thao vẫn trên báo động 3 và trên mức lũ lịch sử năm 1968.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn đặc biệt khuyến cáo, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình trong ngày và đêm nay lên mức báo động 3 và trên báo động 3, gây ngập lụt sâu tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Ngoài ra, lũ cao có thể gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh trên, đồng thời ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội.

Máy bay trực thăng quân sự sẵn sàng cất cánh cứu trợ đồng bào ở Yên Bái và Cao Bằng

Từ khi bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào vùng biển, đất liền của Miền Bắc nước ta, các tổ bay và lực lượng cứu hộ, cứu nạn, viện trợ của Trung đoàn 916 luôn túc trực 24/24 tại sân bay sẵn sàng đợi lệnh. Cùng với đó, Trung đoàn đã tổ chức các tổ, đội mặt đất lên đường ứng cứu nhân dân vùng bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.

Từ khi bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào vùng biển, đất liền của Miền Bắc nước ta, các tổ bay và lực lượng cứu hộ, cứu nạn, viện trợ của Trung đoàn 916 luôn túc trực 24/24 tại sân bay sẵn sàng đợi lệnh. Cùng với đó, Trung đoàn đã tổ chức các tổ, đội mặt đất lên đường ứng cứu nhân dân vùng bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 25.

Hai máy bay Mi171 và mi17 là chính thức và 01 máy bay Mi 7 dự bị – Ảnh: Báo Phòng không – Không quân

Đoàn sẽ chia làm hai tổ bay tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đường không tại khu vực lũ của các tỉnh Yên Bái và Cao Bằng; vận chuyển hàng hóa lương thực thiết yếu để cứu trợ người dân vùng lũ như mì tôm, nước uống, bánh mì, phao cứu sinh.

Sau khi xác định được phương án thực hiện nhiệm vụ, trực thăng thực hiện tổ chức cứu hộ cứu nạn bằng phương pháp treo cẩu hoặc hạ cánh tại bãi, thả hàng để vận chuyển nhu yếu phẩm.

Nước sông Hồng dâng cao, đường Chương Dương Độ (Hà Nội) chìm trong biển nước

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 26.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 27.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 28.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 29.

Quận Ba Đình cảnh báo hạn chế di chuyển vào các tuyến phố trên phường Phúc Xá do ngập úng

Sáng 11/9, UBND quận Ba Đình đã phát đi cảnh báo, đề nghị người dân hạn chế di chuyển vào các tuyến phố tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình) do ngập úng.

Ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, hiện nay các tuyến phố khu vực phường Phúc Xá nước dâng, ngập cao, đi lại rất khó khăn.

Dự báo nước sẽ còn tiếp tục dâng cao trong thời gian tới, vì thế, UBND quận Ba Đình đề nghị các phương tiện cá nhân không có nhiệm vụ hạn chế tối đa đi vào khu vực này.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 30.

Một số tuyến phố tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình đã ngập úng.

UBND quận Ba Đình cũng yêu cầu người dân tránh xa khu vực bờ vở và đê sông Hồng; nghiêm cấm việc đến gần chụp ảnh, quay phim vì đây là khu vực nguy hiểm, có dòng lũ mạnh để đảm bảo an toàn tính mạng. Đặc biệt, người dân không được tự tiện tắm sông, đánh bắt khi nước lũ đang dâng cao và chảy xiết. Các hoạt động du lịch tham quan tại các vùng này cũng tạm dừng.

UBND phường Phúc Xá cũng thông báo, những hộ dân cần hỗ trợ di dời liên hệ với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của phường. Các hộ dân trong khu vực cần theo dõi thường xuyên diễn biến lũ, thông tin cảnh báo và chấp hành nghiêm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương để chủ động thực hiện khi có yêu cầu khẩn cấp.

Tâm mưa từ vùng núi chuyển dịch xuống Hà Nội và các tỉnh ven biển Bắc Bộ

Theo thông tin được đăng tải trên Fanpage Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 3 giờ qua, vùng mây đối lưu từ phía biển có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía tây.

Hà Nội và các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trong đó, vùng núi giảm mưa, trọng tâm mưa chuyển dịch xuống Hà Nội và đồng bằng, ven biển Bắc Bộ.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 31.

Hôm nay, đồng bằng, khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ mưa to. (Ảnh minh hoạ: Đắc Huy)

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết thêm, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang ở mức 10,86m, trên báo động 2 là 0,36m.

Ngày và đêm 11/9, đồng bằng, Đông Bắc của Bắc Bộ, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Khu vực Việt Bắc của Bắc Bộ, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 80mm.

Chiều và tối 11/9, Đà Nẵng đến Bình Thuận mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm. Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngoài ra, ngày và đêm 12/9, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Lũ các sông đặc biệt lớn, xuống chậm, trên mức báo động 2 và 3

Hiện trạng diễn biến lũ đã qua

Theo thông tin từ báo Kinh tế và Đô thị, lũ trên sông Cầu (Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội) đang lên. Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống; tại Phú Thọ đang biến đổi chậm.

Lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ) đã đạt đỉnh ở mức 27,73m, trên BĐ3 1,73m lúc 5h/11/9 và đang xuống chậm và sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống.

Mực nước lúc 07 giờ ngày 11/9, trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 34,51m, trên BĐ3 2,51m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,09m; tại Phú Thọ 18,33m, trên BĐ2 0,13m; Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,20m, trên BĐ3 0,90m; Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,09m, trên BĐ3 0,79m; Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,04m, dưới BĐ3 0,26m; Trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,72m, trên BĐ3 1,72m; tại Vụ Quang 21,01m, trên BĐ3 0,51m.

Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,47m, trên mức BĐ3 0,47m; Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 5,83m, dưới mức BĐ3 0,17m; Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,86m, trên BĐ2 0,36m.

Dự báo

Trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức BĐ3; tại Phú Thọ sẽ xuống dưới mức BĐ2.

Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ3.

Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức BĐ3

Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3

Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức BĐ2

Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức BĐ3

Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức BĐ3

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9, trên mức BĐ2 và dưới BĐ3

Trong 12- 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức BĐ2; tại Phú Thọ xuống mức BĐ1

Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2

Lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu sẽ biến đổi chậm ở trên mức BĐ3

Lũ trên sông Thương biến đổi chậm ở trên mức BĐ3

Lũ trên sông Lục Nam biến đổi chậm ở trên mức BĐ2

Lũ trên sông Thái Bình biế đổi chậm ở trên mức BĐ3

Lũ trên sông Hoàng Long sẽ xuống chậm ở mức BĐ3

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức BĐ2

Trung tâm cảnh báo, trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.

 

Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.

Hà Nội: Gần 1.000 người xuyên đêm khắc phục sự cố tràn và sạt đê ở Thanh Trì

Sáng 11/9, trao đổi với báo Tiền Phong ông Nguyễn Xuân Thọ, Chủ tịch UBND xã Đại Áng (huyện Thanh Trì) cho biết, do mực nước sông Nhuệ dâng cao dẫn đến tràn tuyến đê và sạt lở tại một số điểm đoạn qua xã Đại Áng. Tổng khu vực sạt lở và tràn đê dài khoảng 1km.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thanh Trì và UBND xã Đại Áng đã huy động gần 1.000 người xử lý khẩn cấp sự cố.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 32.

Lực lượng chức năng xã Đại Áng xuyên đêm khắc phục sự cố

Theo ông Thọ, các lực lượng chức năng đã xuyên đêm khắc phục sự cố. Đến sáng nay, công việc khắc phục tuyến đê sạt lở vẫn đang tiếp diễn. Dự kiến, trưa nay công tác khắc phục sự cố sẽ hoàn thành.

Ngoài ra, UBND xã Đại Áng cũng cắt cử lực lượng, theo dõi diễn biến thiên tai để phát hiện sớm và xử lý sự cố kịp thời. Đồng thời, sẵn sàng di tản người dân tại những vùng nguy hiểm.

Công an quận Hoàn Kiếm nỗ lực khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra

Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa bão, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không quản ngại hiểm nguy, khó khăn, luôn giữ vững tinh thần, trách nhiệm và lòng dũng cảm với mục tiêu nhanh chóng, kịp thời cứu người, cứu tài sản, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn bảo đảm giao thông được thông suốt, khắc phục nhanh nhất hậu quả do mưa bão gây ra.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 33.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 34.

Trong những ngày qua, trước ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), gió mạnh kèm mưa lớn đã gây đổ vỡ, tốc mái tôn nhiều nhà dân, cây đổ khắp các tuyến phố trên địa bàn quận, gây ảnh hưởng trực tiếp giao thông và đặc biệt là sức khỏe, tính mạng của Nhân dân trên địa bàn quận. Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa bão, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) – Công an quận Hoàn Kiếm đã không quản ngại hiểm nguy, khó khăn, luôn giữ vững tinh thần, trách nhiệm và lòng dũng cảm với mục tiêu nhanh chóng, kịp thời cứu người, cứu tài sản, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn bảo đảm giao thông được thông suốt, khắc phục nhanh nhất hậu quả do mưa bão gây ra.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND Thành phố, Công an Thành phố Hà Nội, Quận ủy, UBND quận, Ban Chỉ huy Công an quận, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Hoàn Kiếm thực hiện chế độ trực chiến 100% quân số của đơn vị, chuẩn bị và tập trung các trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó với mưa bão; đảm bảo chế độ thông tin thông suốt, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động, sẵn sàng thường trực chiến đấu phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo đúng tinh thần phương châm “Bốn tại chỗ”.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 35.

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ – Công an quận Hoàn Kiếm xử lý cây xanh gãy, đổ trên đường.

Trong lúc mưa to, gió lớn do bão số 3 gây ra, người dân được khuyến cáo không nên di chuyển ra ngoài đường thì cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hoàn Kiếm cùng với Công an các phường và các đơn vị phòng chống lụt bão trên địa bàn quận đã tích cực thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 36.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 37.

Hà Nội: Di tản hơn 1.000 người dân tại phường Phúc Xá

Sáng 11/9, trao đổi với báo Tiền Phong, ông Bùi Thanh Xuân – Chủ tịch UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) cho biết, phường đã hoàn thành di tản 267 hộ với 1.059 nhân khẩu thuộc vùng nguy hiểm do mưa bão đến nơi an toàn.

Theo ông Xuân, qua theo dõi diễn biến tình hình thiên tai, Ban chỉ đạo PCTT&TKCN quận Ba Đình đã quyết định di dời các hộ dân tại 6 khu dân cư thuộc vùng nguy hiểm trên địa bàn phường.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 38.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân phường Phúc Xá di tản.

Từ trưa 10/9, các lực lượng chức năng của quận và phường đã triển khai phương án di tản. Đến sáng nay (11/9), công tác di tản người dân đã hoàn thành. Tổng cộng, hơn 1.000 người dân đã được đưa tạm trú tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận tại số 67 Phó Đức Chính (phường Trúc Bạch).

Ông Xuân cũng cho biết, tại nơi tạm trú 67 Phó Đức Chính, người dân được bố trí chăn gối, nhu yếu phẩm. Đặc biệt lực lượng cán bộ UBND, công an, y tế, dân quân thường trực sẽ ứng trực 24/24h để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt, đảm bảo an ninh trật tự.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 39.

Người dân tại nơi tạm trú 67 Phó Đức Chính.

Trước đó, đêm 9/9, phường Phúc Xá cũng đã tổ chức di tản người dân tại vùng bãi giữa sông Hồng và vùng mép bãi nguy hiểm cao đến nơi tạm trú an toàn.

UBND quận Ba Đình đã thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại phường Phúc Xá. Sở chỉ huy sẽ chỉ đạo các lực lượng liên quan triển khai những phương án ứng phó kịp thời bão lũ.

Báo động lũ cấp hai trên sông Đuống

Theo VNExpress, số liệu quan trắc 4h ngày 11/9 cho thấy mực nước sông Đuống tại trạm thủy văn Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm) là 10,05 m, trên mức báo động 2 là 0,05 m. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ cấp II trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm.

Trước đó vài giờ, TP Hà Nội cũng đã ban hành lệnh báo động lũ cấp hai trên sông Hồng tại địa phận các xã ven đê thuộc 2 huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội (cầu Long Biên) vượt mức 10,5 m. TP Hà Nội cũng đã ban hành lệnh báo động lũ cấp hai tại địa phận 10 quận, huyện ven sông.

Ngày 10/9, tình hình lũ lụt tại Hà Nội trở nên nghiêm trọng khi nhiều trạm đo thủy văn trên các sông Hồng, Đáy, Mỹ Hà và Cầu báo động cấp độ 2 và 3. Mực nước dâng cao đã gây ngập lụt nặng nề tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn, Tây Hồ và Long Biên.

Lũ sông Hồng tại Hà Nội cách báo động 3 khoảng 53cm

Theo báo Tiền Phong, vào 9h sáng nay (11/9), lũ trên sông Hồng tại Hà Nội chỉ còn cách báo động 3 khoảng 53cm, tăng 1,5m so với trưa qua, tình trạng ngập úng diễn biến nghiêm trọng và phức tạp.

Cao tốc Pháp Vân ngập sâu, CSGT khuyến cáo ô tô dưới 10 chỗ quay đầu

Sáng 11/9, thông tin từ Đội CSGT đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT, Bộ Công an), ảnh hưởng của mưa bão, hiện đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đoạn qua km 191 đến 191+500 thuộc địa bàn xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội nước ngập cả hai chiều đường.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 40.

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều.

Đội 3 khuyến cáo các xe ô tô con từ 10 chỗ trở xuống đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nên chọn lịch trình khác để di chuyển thông thoáng hơn. Cùng với đó, Đội 3 sẽ phân luồng phương tiện trước trạm thu phí để các xe ô tô con dưới 10 chỗ quay đầu đi về hướng Hà Nội và đi vào QL1A.

9h ngày 11/9, đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình

Ngày 11/9, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có công điện số 6738/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 9h ngày 11/9/2024.

Hồi 7h ngày 11/9, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 111,65 m, lưu lượng đến hồ 1.947 m3/s, lưu lượng xả 3.910 m3/s.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 41.

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024 của Chính phủ về việc bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình: Đóng 1 cửa xả đáy còn lại hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 9h ngày 11/9/2024.
Công ty tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo quy định.

3 thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng vẫn đang mở 9 cửa xả lũ

Tính đến sáng 11/9, 3 hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng gồm: Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà vẫn đang mở tổng cộng 9 cửa xả. Trong đó, thủy điện Hòa Bình 1 cửa, thủy điện Tuyên Quang 5 cửa và thủy điện Thác Bà 3 cửa.

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 6h ngày 11/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,95m, lưu lượng đến hồ 3.280m3/s, lưu lượng xả 4.346m3/s.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 42.

Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào 8h ngày 11/9/2024. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa, kịp thời báo cáo về Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan theo quy định.

Như vậy tính đến sáng 11/9, 3 hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng gồm: Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đang duy trì mở tổng cộng 9 cửa xả. Trong đó, thủy điện Hòa Bình 1 cửa, thủy điện Tuyên Quang 5 cửa và thuỷ điện Thác Bà 3 cửa.

Sáng cùng ngày, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi 4 tỉnh, TP: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội, đề nghị bảo đảm an toàn khi vận hành hồ chứa thuỷ điện Tuyên Quang, nhất là an toàn cho công trình và các hoạt động ven sông.

Đêm đầu tiên ở điểm tránh lụt của Hà Nội

Theo báo Vietnamnet, tối 10/9, hàng chục người dân sống ven sông Hồng được di dời tới một điểm tránh lụt của quận Ba Đình (Hà Nội). Mực nước sông Hồng lúc này tiếp tục lên cao.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 43.

23h, Trung tâm Giáo dục nghề, Giáo dục thường xuyên (67 Phó Đức Chính, quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn sáng đèn. Hàng chục người dân sinh sống ven sông Hồng được UBND quận Ba Đình di dời về đây để tránh lụt.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 44.

“Nước vẫn tiếp tục dâng, được chính quyền vận động nên chúng tôi nhanh chóng chuyển đến nơi an toàn để lánh nạn”, người đàn ông nói.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 45.

Ông Lê Văn Vinh (sinh năm 1941) cho biết, kể từ trận lụt năm 2016 đến nay ông mới thấy mực nước sông Hồng dâng cao đến vậy. 20h hôm nay (10/9), ông đã chuyển đến ở tại điểm tránh lụt do UBND quận Ba Đình thu xếp.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 46.

Vì cấp bách, ông Vinh chỉ mang theo được 1 chiếc đèn pin và mũ đội đầu. “Hiện phòng trọ của tôi đã ngập, đồ đạc chưa thu vén được gì. Chỉ mong ngày mai nước rút bớt hoặc chí ít đủ an toàn để về lấy quần áo”, ông nói.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 47.

Hoàng Thị Chăn (sinh viên năm thứ nhất) thuê trọ tại phường Phúc Xá. Đây là lần đầu tiên cô gái người Bắc Kạn chứng kiến cảnh nước dâng cao đến vậy. “Nước chảy rất xiết và lên nhanh, em và các bạn cùng phòng cảm thấy hoang mang vì chưa biết đi đâu. Chiều nay được vận động chuyển đến điểm tránh nạn, chúng em thu xếp quần áo rồi đi luôn”. Chăn cũng cho biết em đã gọi điện về cho người thân để thông báo tình hình, bố mẹ em cảm thấy yên tâm hơn vì con gái đã đổi được chỗ ở.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 48.

23h30, bà Nguyễn Thị Hà chợp mắt sau một ngày chạy đôn chạy đáo thu dọn đồ đạc khi nước dâng mấp mé trước cửa nhà.

Đêm đầu tiên ở điểm tránh lụt của Hà Nội ảnh 7
Advertisement
Advertisement
Đêm đầu tiên ở điểm tránh lụt của Hà Nội ảnh 8
Đêm đầu tiên ở điểm tránh lụt của Hà Nội ảnh 9

Tại điểm tránh ngập, người dân sẽ được phát bánh, sữa, cơm và nước sạch trong thời gian ở đây. UBND quận Ba Đình cũng chuẩn bị đầy đủ chăn, gối, chiếu… phục vụ bà con trong thời điểm căng thẳng này.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 52.

Một số phòng học khác đã được kê lại ngay ngắn, dùng bàn học làm giường cho người dân trong tình trạng khẩn cấp.

Hà Nội có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay 11/9, Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 53.

Infographic: Báo Hà Nội mới

Tháo dỡ khẩn cấp ngôi nhà 3 tầng nghiêng trên phố Hàng Gai (Hà Nội) trong đêm

Ngôi nhà số 46 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), gồm 3 tầng và một tum, đã nghiêng gần 1m ra phía đường Tô Tịch sau ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).

Theo người dân, trước khi bão đổ bộ, tầng 2 và tầng 3 của căn nhà đã tách rời khỏi nhà số 44 lân cận, tuy nhiên khoảng cách này không gây nguy hiểm đáng kể. Để đảm bảo an toàn, chủ nhà đã gia cố hai cột sắt lớn từ nhiều năm nay.

Khi bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh, căn nhà đã bị nghiêng thêm, gia đình 6 người đã nhanh chóng di chuyển đi nơi khác. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã phong tỏa một đoạn đường Tô Tịch để đảm bảo an toàn cho người dân.

Toàn bộ quá trình tháo dỡ và vận chuyển hoàn thành ngay trong đêm 10/9. Chính quyền địa phương cũng đã động viên gia đình sớm tìm phương án xây dựng lại nhà ở, ổn định cuộc sống.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 54.

Công nhân và xe cẩu tháo dỡ ngôi nhà 46 Hàng Gai.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 55.

Ngôi nhà gồm 3 tầng và 1 tum.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 56.

Ngôi nhà bị nghiêng gần 1m ra hướng phố Tô Tịch sau ảnh hưởng của bão số 3.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 57.

Lực lượng chức năng đã chặn đường để đảm bảo an toàn cho việc tháo dỡ.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 58.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 59.

Việc tháo dỡ ngôi nhà tại phố cổ được nhiều người quan tâm.

Các bệnh viện tuyến trên luôn túc trực, cấp cứu các ca tai nạn bão, lũ

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 60.

TS.BS Quách Văn Kiên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức

Gần 120 trường học ở Hà Nội không thể tổ chức dạy học do ngập lụt

Tính đến chiều 10/9, Hà Nội có 118 trường không thể tổ chức dạy học. Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các nhà trường chú trọng triển khai phương án với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 61.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị. Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các nhà trường cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, hàng ngày rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

Sở GD&ĐT cũng lưu ý với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, địa bàn vùng trũng… cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học 2024 – 2025.

Lũ miền Bắc liên tiếp lập kỷ lục

200 người chết và mất tích do bão lũ

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 5 giờ ngày 11.9, bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét đã làm 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích).

Trong đó, tỉnh Cao Bằng có 52 người chết và mất tích tại H.Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích).

Tại Lào Cai 66 người chết và mất tích (45 người chết, 21 người mất tích), gồm: TX.Sa Pa 9 người, H.Bát Xát 13 người, H.Si Ma Cai 7 người, H.Bắc Hà 15 người, H.Văn Bàn 2 người, H.Bảo Yên 20 người; hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh (H.Bảo Yên).

Yên Bái 40 người chết và mất tích do sạt lở đất (37 người chết, 3 người mất tích), gồm: H.Lục Yên 13 người, TP.Yên Bái 20 người, H.Văn Chấn 1 người, H.Văn Yên 4 người, H.Trấn Yên 2.

Quảng Ninh 13 người chết (do bão 12 người và lũ cuốn 1 người). Hải Phòng 2 người chết do bão.

Hải Dương và Hà Nội, mỗi địa phương 1 người chết do bão. Hòa Bình 5 người chết do sạt lở đất.

Lạng Sơn 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang 1 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang 2 người mất tích do lũ cuốn.

Hà Giang 2 người chết và mất tích. Lai Châu 1 người chết do sạt lở đất. Phú Thọ 9 người chết và mất tích (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu và 1 người chết do sạt lở đất). Vĩnh phúc 2 người chết và mất tích. Số liệu này đã tăng 13 người so với báo cáo lúc 22 giờ ngày 10.9. Trong đó, Lào Cai tăng 11 người. Vĩnh Phúc tăng 2 người.

Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân

Theo TTXVN, ngày 11/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở thành phố Hà Nội.

Theo đó, mực nước sông Hồng đang lên nhanh. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m.

Dự báo, mực nước sông Hồng tiếp tục lên. Đến 1 giờ ngày 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 10,60m, trên báo động 2 là 0,10m. Lúc 7 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,70m, trên báo động 2 là 0,20m. Lúc 13 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m. Đến 19 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 63.

Phố Chương Dương Độ, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cắt điện từ tối 10/9. (Ảnh chụp 23h ngày 10/9). Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN

Các chuyên gia cảnh báo, lũ trên sông đang lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc các quận/huyện: Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2.

Mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại một số khu vực thuộc các quận/huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Người dân Hà Nội thắp nến dọn đồ chạy lũ trong đêm

Theo báo Lao Động, do nước lũ dâng cao, tối 10/9, khu vực ngõ 823 Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cắt điện để đảm bảo an toàn, nhiều nhà dân thắp nến di chuyển đồ đạc.

Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 64.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 65.
Đến 17h30 ngày 11/9: Đã có 324 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ- Ảnh 66.

Lo nước ngày càng dâng cao, nhiều hộ dân cũng phải di chuyển xe ra gửi bên ngoài để lấy phương tiện đi lại. Nguồn: Báo Lao Động

Tổng hợp – Nhóm PV

Advertisement

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G-6DZ4XLCPXX