Học sinh tiểu học làm toán 40:5 = 8 bị cô giáo gạch sai, đáp án đưa ra khiến nhiều người gật gù đồng ý

Từ ngày có mạng xã hội, đã xuất hiện không ít những bài toán tiểu học mà đến cả người lớn (có trình độ Đại học) cũng tranh cãi nảy nửa. Chỉ đến khi đáp án cuối cùng được đưa ra, mọi người mới tâm phục khẩu phục.

Mới đây, một bài toán của học sinh lớp 4 cũng tạo ra làn sóng như vậy. Khi em học sinh tiểu học này làm toán: 40:5=8. Ai cũng nghĩ là một phép tính đúng nhưng cuối cùng cô giáo lại gạch đi rồi phê là sai. Điều này khiến cho phụ huynh cũng như những người lớn khác bức xúc, cho rằng cô giáo không nắm được kiến thức. 

Tuy nhiên, đến khi cô giáo giải thích thì tất cả lại nhanh chóng đổi thái độ. Cụ thể câu chuyện này đã được đăng tải trên báo chi. Mình chia sẻ lại chi tiết ở dưới cho mọi người cùng biết nhé!

hình ảnh

Bài Toán tiểu học đang gây tranh cãi nhất hiện tại, ảnh: DSD

Câu chuyện này của một người phụ nữ họ Hồ, 38 tuổi ở Giang Tô. Cô này có một cậu con trai đang học lớp 4. Trong một bài kiểm tra gần đây, em không đạt được số điểm tuyệt đối chỉ vì sai 1 câu trong đề. Nhưng khi xem lại bài, người mẹ vô cùng bất ngờ vì tại sao con mình đã làm đúng mà cô giáo lại chấm sai.

Người mẹ quả quyết rằng phải đến gặp cô để nói rõ, tìm lại công bằng công bằng cho con, không để con chịu an ức như vậy được. Mặt khác, người mẹ cũng nghi ngờ trình độ của cô giáo khi không nắm được một kiến thức hết sức sơ đẳng. Chính vì vậy, người mẹ đã quyết tâm đến gặp cô giáo để trao đổi về vấn đề đang vô cùng bức xúc trong lòng này.

Khi người mẹ đến gặp, cô giáo mỉm cười từ tốn và bắt đầu giải thích một cách rất nhẹ nhàng:

Đề bài cụ thể như sau: Có 40 đứa trẻ cần sang sông nhưng chiếc đò mỗi lần chỉ có thể chở 5 người, hỏi cần đi bao nhiêu chuyến đò để chở hết số trẻ này qua kia sông?

hình ảnh

Những bài Toán liên hệ thực tế giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn, ảnh: DSD

Cậu bé đã nhanh chóng ghi ra lời giải và cho biết đáp án là 40 : 5 = 8, tức là lấy số đứa trẻ chia cho số trẻ mà mỗi chuyến đò được phép chở để ra số chuyên đò cần đi.

Nhưng đáp án bị cô giáo gạch chéo, tính là bài làm sao và không cho điểm.

Cô giáo cho biết, bài toán không nên được giải theo công thức thông thường như bao bài toán khác là 40 : 5 = 8 mà cần phải có chút liên hệ thực tế. Ở đề bài đã nêu rõ, người cần sang kia sông là trẻ em nên không thể tự chèo đò mà cần có một người chỉ để lái đò. Do đó, mỗi chuyến sẽ chỉ chở được 4 trẻ em qua sông, bởi vì phải tính thêm cả người lái là 5.

=> Cuối cùng, cô giáo đưa ra kết quả bài Toán này là: 40 : 4 = 10. Tức là phải cần 10 chuyến đò mới có thể chở hết 40 học sinh qua sông.

Sau khi nghe cô giáo giải thích, người mẹ như đã được thông suốt. Cô cúi người xin lỗi cô giáo và vui vẻ ra về. Người mẹ cũng tự rút ra cho mình một bài học là từ giờ trước khi đưa ra bất cứ nhận định nào sẽ bình tĩnh suy xét thật kĩ, không nóng vội để có những suy nghĩ tiêu cực không chính đáng.

hình ảnh

Đôi khi kiến thức tiểu học cũng khiến những người có trình độ đại học phải đau đầu, ảnh: DSD

Nhiều người khi theo dõi sự việc này đã nhận định: Câu hỏi này quả thực không chỉ là phép cộng, trừ, nhân, chia thông thường mà còn đòi hỏi học sinh phải có sự vận dụng thực tế, cả khả năng tư duy logic, áp dụng bài học thực tế vào cuộc sống. Thế mới thấy Toán Tiểu học đôi khi cũng phức tạp ra trò, không đơn giản là nhân, chia, cộng trừ những con số là xong.

Ngày nay, học sinh khi đến trường, những tưởng điều cần học duy nhất là điều có trong sách vở, ấy vậy mà qua các bài học mới thấy kiến thức cuộc sống cũng quan trọng đến nhường nào. Nếu không nắm chắc được những kiến thức này thì dù cho học trò có khả năng làm toán , học chữ nhạy đến đâu thì cũng là một trở ngại lớn.

Hiện nay, câu chuyện này vẫn đang được chia sẻ rất nhiều trên báo chí và các trang mạng xã hội. Nhiều người còn cho rằng, việc liên hệ thực tế như vậy là quá khó đối với một học sinh tiểu học vì vậy không nên cho các em những dạng đề toán như thế này.

Tuy nhiên, cũng có một số khác ủng hộ các bài toán liên hệ kiến thức thực tế như thế này với mong muốn các em từ nhỏ đã học được cách tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề dựa trên thực tế chứ không chỉ áp dụng kiến thức sách vở. Nếu chỉ áp dụng kiến thức sách vở để đạt được điểm số cao thì nhiều trẻ sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề vốn có của mình.

Còn bạn, bạn thấy bài toán này như thế nào và đáp án của cô giáo có đủ thuyết phục hay không? Hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G-6DZ4XLCPXX