Qua nắm tình hình, trinh sát của Phòng Cảnh sát Kinh tế phát hiện 3 cơ sở sản xuất giá đỗ tại địa chỉ số 168 Võ Văn Ngân; số 124 Hoàng Hiệp (cùng ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) và ở số 14 Thượng Đức (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) có biểu hiện nghi vấn sử dụng hóa chất cấm để sản xuất thực phẩm.
Mẫu giá đỗ của cơ sở số 168 Võ Văn Ngân và 124 Hoàng Hiệp có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine.
Theo Công an, các cơ sở này trong quá trình sản xuất thường xuyên đóng cửa, nhân viên không có đồ bảo hộ, giá đỗ thành phẩm không để vào khu vực bảo quản mà để trên nền nhà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá bán cho tiểu thương các chợ Hòa Hải, chợ đầu mối Hòa Cường rất thấp so với thị trường.
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 3 cơ sở trên và thu 3 mẫu giá đỗ thành phẩm gửi Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 để kiểm định.
Giá đỗ thành phẩm không để vào khu vực bảo quản mà để trên nền nhà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra, cơ sở 124 Hoàng Hiệp và số 14 Thượng Đức không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, kết quả thử nghiệm đối với các mẫu giá đỗ của cơ sở số 168 Võ Văn Ngân và 124 Hoàng Hiệp có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine.
Theo Phòng Cảnh sát Kinh tế đây là hóa chất tăng trưởng không được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Tác hại của chất này khi sử dụng vào cơ thể có thể gây ngộc độc cấp tính; gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, khi hít vào gây tổn thương cơ quan hô hấp, phổi…
nguồn https://baomoi.com/phat-hien-co-so-san-xuat-gia-do-chua-hoa-chat-kich-thich-tang-truong-c47954699.epi
Xem thêm ::
Làm giá ‘siêu tốc’ bằng hóa chất Trung Quốc: Sao chỉ phạt hành chính?
Theo nhiều bạn đọc, sử dụng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ “siêu tốc” sau 48 giờ là hành động “vô cùng độc ác” nhưng trước mắt chỉ bị xử phạt hành chính là quá nhẹ nhàng.
Sau khi Thanh Niên đăng tải bài viết Ớn lạnh làm giá đỗ ‘siêu tốc’ bằng hóa chất Trung Quốc, rất nhiều người đã ngã ngửa vì không ngờ đã bị đầu độc lâu đến vậy, một số ý kiến khác lại ví đây như hành động giết người hàng loạt nhưng chỉ bị xử phạt hành chính.
Cố ý giết người
Đa số các ý kiến của bạn đọc đều yêu cầu khởi tố hình sự với tội danh đầu độc người khác hay giết người hàng loạt cho hành vi sử dụng hóa chất trong sản xuất.
Một bạn đọc ở Trà Vinh bình luận: “Khởi tố hình sự tội đầu độc người khác bằng hóa chất độc hại. Sao chỉ phạt hành chính, cứ như vậy thì bao giờ mới sạch được”. Bình luận này nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.
Trong đó, bạn đọc Vĩnh An (ngụ TP.HCM) cho rằng cần phải xử nghiêm khắc vì đây như hành động giết người hàng loạt. Anh Trần Quang Dinh thì hốt hoảng: “Trời, lâu lâu nghe tin giật gân về thực phẩm, rau củ, thịt cá… Thực ra, giá đã bị lâu rồi. Im lặng. Bị tiếp. Biết ăn gì để an toàn và sống đây?”
Nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra bất bình với việc chỉ xử phạt hành chính vì hình thức xử lý này chưa đủ tính răn đe.
Các ống hóa chất thu được tại cơ sở của bà Phượng
Các ống hóa chất thu được tại cơ sở của bà PhượngĐỖ TRƯỜNG
Anh Lê Trung Trực (ngụ Khánh Hòa) bày tỏ, cứ phát hiện rồi phạt hành chính và cho qua. Còn người tiêu dùng ra sao thì tùy, nhưng có đảm bảo rằng những người này sẽ không còn tái phạm hay không.
Theo anh Trực, trong sự việc này cần phải truy ra nguồn gốc ngọn ngành, dùng hóa chất gì, tác hại ra sao, mua ở đâu và khởi tố vì đây là hành động giết rất nhiều người. “Nếu mà kiểm tra qua loa rồi phạt lấy thành tích thôi thì đừng làm, đừng để người tiêu dùng biết sự thật còn hay hơn”, anh Trực nhấn mạnh.
Anh Tiến Dũng (ngụ Gia Lai) cũng bức xúc: “Vô tình làm người khác dẫn đến tử vong thì xử lý hình sự, phạt tù. Còn đây là cố tình dùng hóa chất, đầu độc nhiều người khác làm chết từ từ những chỉ xử phạt hành chính”.
Xử phạt xong có tái phạm không?
Nhiều bạn đọc tỏ ra e ngại về việc chỉ xử phạt hành chính đối với chủ cơ sở và lo lắng người này tái phạm, bên cạnh đó cũng hoang mang về nguồn gốc giá đỗ của nhiều cơ sở khác.
Chị Kim Thơ (ngụ TP.HCM) nêu ý kiến cho rằng sau khi đóng phạt chủ cơ sở sẽ tái phạm, hành động này là rất nhẫn tâm vì đầu độc mọi người bằng hóa chất nên cần phạt tù thật nặng.
Chỉ sau 48 giờ là có thể thu hoạch thành quả
Chỉ sau 48 giờ là có thể thu hoạch thành quảĐỖ TRƯỜNG
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thanh Hiền (ngụ Bình Định) bình luận: “Xin hỏi liệu phạt rồi cơ sở dó có hoạt động lại hay không và liệu chủ cơ sở có tiếp tục làm giá theo cách đó không? Vậy người tiêu dùng có chết không?”.
Ngoài ra, trước thực trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan, nhiều ý kiến bạn đọc cũng hoang mang không biết nên ăn gì để không bị nhiễm hóa chất, không bị ung thư.
Cơ quan chức năng cần mạnh tay
Bạn đọc có nickname Hường Nguyễn chia sẻ những vụ liên quan đến làm giá đỗ người dân đã bàn tán bao nhiêu năm rồi, chỉ tặc lưỡi lắc đầu chứ cũng không biết làm gì. Vì vậy, cơ quan chức năng cần phải mạnh tay.
Chị Song Hy thì kể câu chuyện về cơ sở sản xuất giá đỗ ở gần nhà xảy ra trường hợp tương tự, công an đã đến một lần nhưng đến nay vẫn cơ sở này vẫn tiếp tục sản xuất. “Gieo không ít bệnh tật cho bao nhiêu người nhưng họ vẫn ung dung mỗi ngày chở đi giao hàng nườm nượp. Mình thì chẳng dám ăn giá nữa”, chị Hy ngao ngán.
Một số ý kiến khác cho rằng các cơ quan có thẩm quyền cần quản lý nghiêm ngặt hơn việc buôn bán hóa chất tràn lan để ngăn chặn được việc đầu độc người dân từ ngọn nguồn.
Từ 1.7.2016, sẽ phạt tù hành vi sử dụng chất cấm
Luật sư (LS) Huỳnh Công Thư (Đoàn LS tỉnh Long An) cho biết pháp luật hiện hành không có quy định xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa chất trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, theo BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.7.2016 thì tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm có thể bị truy tố hình sự vì hành vi cấu thành tội sử dụng chất cấm.
LS Thư giải thích: “BLHS 2015 đưa vào Điều 190, 191, 195 và 317 là hành vi cấu thành tội phạm hình thức, nghĩa là chỉ cần đưa hóa chất cấm không được sử dụng vào thực phẩm; vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đưa vào thực phẩm thì đã đủ yếu tố để khẳng định tổ chức, cá nhân phạm tội”.
Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:
…
đ) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…
d) Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
….
d) Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.