Nắng nóng trên 40 độ, cụ ông ở Hà Tĩnh ‘không qua khỏi’ sau khi đi từ nhà người thân về

Tình hình cả nước đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Khắp nơi các phương tiện truyền thông đều cảnh báo về nguy cơ say nắng, sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm trong tình trạng thời tiết này.

Mới đây, thông tin về một cụ ông ở Hà Tĩnh không qua khỏi vì bị sốc nhiệt đã được các bái chí chính thống đăng tải. Mình chia sẻ lại trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể sự việc như sau

Sáng 29/4, lãnh đạo UBND xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xác nhận, trên địa bàn vừa có một cụ ông t.ử vong do sốc nhiệt.

hình ảnh

Hà Tĩnh nắng nóng trên 40 độ, ảnh: KT

Theo đó, khoảng 12h ngày 28/4, ông N.H.O. (80 tuổi, trú tại xã Kim Song Trường) đi từ nhà người thân ở thị xã Hồng Lĩnh về nhà. Khi đi đến đoạn xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) ông O. bị ngất xỉu.

Theo lãnh đạo xã Kim Song Trường, ngay khi phát hiện, người dân đưa ông O. đi cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên do bị sốc nhiệt nặng nên ông O. đã không qua khỏi

Ở Hà Tĩnh, trong dịp lễ 30/4-1/5 nhiệt độ cao nhất phổ biến 40 – 42 độ C.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, ngày 28/4, tỉnh Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 40 – 42 độ C, riêng TP Hà Tĩnh, Hương Sơn, Hương Khê trên 42 độ C.

Sốc nhiệt đáng sợ như thế nào

Sốc nhiệt (còn gọi là say nắng) là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt và là một cấp cứu y học.

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt bạn nên gọi cấp cứu 115 ngay lập tức và tổ chức sơ cứu nạn nhân cho tới khi nhân viên y tế tới.

hình ảnh

Sốc nhiệt rất nghiêm trọng và cần được sơ cứu khẩn cấp, ảnh: dSD

Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi, nhưng nó cũng rung một hồi chuông cảnh báo đối với các vận động viên trẻ khỏe.

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ hơn liên quan tới nhiệt như chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể tấn công/biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước.

Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Định nghĩa y học của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,550C với các biến chứng liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương, xuất hiện sau tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.

Triệu chứng của sốc nhiệt

Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,550C. Nhưng ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

+ Đau nhói đầu

+ Chóng mặt và choáng váng

+ Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng

+ Da đỏ, nóng và khô

+ Yếu cơ hoặc chuột rút

+ Buồn nôn và nôn

+ Nhịp tim (mạch) nhanh, tim (mạch) có thể đập mạnh hoặc yếu

+ Thở nhanh và thở nông

+ Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt

+ Co giật

+ Hôn mê

hình ảnh

Trời nắng nóng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế ra ngoài, ảnh: dSD

Làm sao để đề phòng sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng như thế này

Để tránh bị “sốc nhiệt”, bác sĩ Nguyễn Văn Chi khuyến cáo, trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải ở lâu ở ngoài trời, thì nên tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều, đây là khoảng thời gian cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như: mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, che chắn, khi làm việc ngoài trời.

Đặc biệt, cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời, ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 – 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng/

Advertisement
Advertisement
Advertisement

Sơ cứu ban đầu khi sốc nhiệt

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Trong khi đợi y tế đến, cần phải tiến hành sơ cứu. Đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.

Nếu có thể được, đo nhiệt độ trung tâm cơ thể của bệnh nhân và bắt đầu tiến hành sơ cứu bằng cách làm mát để hạ nhiệt độ trung tâm cơ thể xuống 38,33-38,880C. Nếu không có nhiệt kế, không do dự tiến hành sơ cứu.

Advertisement

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G-6DZ4XLCPXX