Mới đây, một đoạn chat facebook với nội dung là cuộc tranh cãi của đôi vợ chồng trẻ đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Đặc biệt, đoạn chat này gây xôn xao chính bởi một câu nói của người vợ: ‘Lương anh 7 triệu mà anh mua đôi giày 2 triệu’.
Cụ thể, hình ảnh đoạn chat được chụp lại như sau:
Trong phần tin nhắn này, cô vợ đã đưa ra thắc mắc vì sao chồng có thể mua đôi giày hơn 2 triệu cho bản thân trong khi trước đó vợ nói mua sữa cho con thì chồng lại nói là ‘hết tiền’. Cách trả lời bộc lộ quan điểm của anh chồng gây bức xúc cộng đồng mạng. Theo đó, anh chồng này quan điểm rằng vì tiền là do anh làm ra, nên anh có quyền tiêu theo ý mình mà không cần phải hỏi ý kiến ai hết.
Ngay sau khi đoạn tin nhắn này được chia sẻ, dân tình đã phản ứng mạnh trước cách cư xử cũng như quan điểm ‘lệch lạc’ của anh chồng – cũng là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Nhiều người tỏ ra ngám ngẩm vì người đàn ông đã có mức thu nhập không bằng ai nhưng lại tiêu xài như thể một đại gia nhà giàu và không quan tâm đến vợ con sống như thế nào.
Một người dùng mạng bình luận: ‘Lương 7 triệu mà tiêu như lương 70 triệu. Người ta đi làm thì chắt bóp từng đồng để lo cho vợ cho con còn anh này thì chỉ biết lo cho bản thân trong khi con không có sữa uống. Đúng là lấy nhầm chồng khổ cả đời mình, khổ cả đời con mình’
Qua những thông tin trong đoạn tin nhắn, nhiều người có thể hình dung được hoàn cảnh của gia đình là của một đôi vợ chồng trẻ, đang có con nhỏ. Thu nhập của gia đình khá hạn hẹp khi lương của chồng chỉ có 7 triệu. Còn về phần cô vợ, nhiều người đoán rằng cô đang ở nhà chăm con nhỏ và không có nguồn thu nhập riêng nên mới phải bảo chồng đưa tiền mua sữa cho con như trong đoạn tin nhắn tiết lộ.
Bên cạnh việc phê phán người chồng, rất nhiều ý kiến cho rằng câu chuyện cũng để lại cho người phụ nữ bài học sâu sắc về sự tủ chủ kinh tế. Để tránh rơi vào tình trạng như người vợ trong câu chuyện này, chị em phụ nữ luôn luôn phải biết giữ giá trị của mình bằng cách tự chủ tài chính. Có câu nói: ‘Không tiền mất quyền lên tiếng’ tuy có hơi phũ nhưng lại rất đúng với thực tế.
Đây cũng không phải lần đầu tiên người phụ nữ không có thu nhập, ở nhà chăm con nhận lại được sự ‘thiếu tôn trọng’ từ chồng mà đã có vô vàn trường hợp khác xảy ra trong xã hội, thậm chí còn cay đắng hơn nhiều.
Mong rằng, các chị em phụ nữ ở xã hội hiện đại, dù nuôi con rất vất vả, việc nhà cũng không ít nhưng sẽ luôn giữ được sự cân bằng cho chính mình. Dù làm việc gì cũng được, nhưng nhất định phải có nguồn thu nhập cho riêng mình. Đó là con đường ngắn nhất và tốt nhất để bản thân mình giữ được giá trị cũng như sự tôn trọng của chồng và mọi người xung quanh.
Nghèo nhưng vẫn ‘sang chảnh’, một lối sống đang phổ biến trong xã hội ngày nay
Dù nghèo nhưng vẫn phải sang chảnh, nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất đây là một lối sống hiện nay, nhất là đối với những người trẻ. Nghèo sang chảnh hay còn hiểu là lối sống chạy theo vật chất, chi tiêu và đòi hỏi những thứ vượt quá khả năng, thu nhập của bản thân.
Thực tế hằng ngày chúng ta không khó gặp lối sống chuộng vật chất, tiêu xài hoang phí của nhiều người. Một số bạn trẻ sẵn sàng mua những món đồ hiệu đắt tiền, mỹ phẩm cao cấp… trong khi thu nhập chỉ chưa đến chục triệu đồng/ tháng, nhiều người chưa kiếm ra tiền thì lại tìm cách “cò quay” bố mẹ. Có lẽ, họ cảm thấy sung sướng khi nhận được những lời tán thưởng và ghen tị từ bạn bè. Không ít người sẵn sàng chi tiền cho những bữa ăn ở nhà hàng sang trọng, những chuyến đi chơi đắt tiền vượt xa khả năng của mình, sau đó post ảnh lên Facebook chỉ để nhận những lời tán dương của cộng đồng mạng.
Ví dụ thực tế như trường hợp của bạn T. Đ.Hưng (Hà Nội), vốn không học hành đến nơi đến chốn, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về gia đình nhưng không có công việc ổn định. Dù không có tiền nhưng Hưng thích ăn diện, giao du với những “cậu ấm cô chiêu”. Anh thường xuyên xuất hiện ở những nhà hàng sang trọng, diện những bộ quần áo hàng hiệu, thậm chí phụ kiện đi theo như điện thoại, đồng hồ cũng là những thứ đắt đỏ nhất.
Hưng kể lại: “Thực sự đó là thời gian vô cùng n/g/u d/ố/t của em, khi đó em đã dùng đủ mọi cách để quay tiền. Thậm chí còn đi vay nặng lãi để mua sắm những thứ xa xỉ đắp vào người, nói dối bố mẹ, bạn bè để vay tiền. Mục đích cũng chỉ để đ/ú với bạn bè, đi du lịch, sau đó chụp ảnh để đăng lên Facebook mà thôi. Sau khoảng 2 năm đắm đuối vào cuộc sống xa xỉ đó, số nợ của em lên đến 800 triệu đồng, giờ nghĩ lại thấy mình n/g/u mu/ội”.
Cuộc sống sang chảnh nhất thời ấy của Hưng cũng như một số người không khiến bản thân trở nên “sang chảnh” hơn mà ngược lại càng làm cho cuộc sống hiện tại khó khăn. Đằng sau những bộ trang phục lộng lẫy, những đồ dùng đắt tiền là nỗi lo sợ làm sao để kiếm lại số tiền đã bỏ ra, là nỗi ám ảnh khi phải quay về với “chiếc máng lợn”.